Hướng dẫn cúng Ông táo | Nhận đặt mâm cúng ông táo trọn gói

Hướng dẫn cúng Ông táo | Nhận đặt mâm cúng ông táo trọn gói

 Lễ vật cúng đầy tháng | cúng đầy tháng |Cúng đầy tháng bé gái | Cúng đầy tháng bé trai | Ngày cúng đầy tháng

Cúng động thổ | Nguồn gốc, ý nghĩa của lễ cúng động thổ.

Cúng động thổ | Nguồn gốc, ý nghĩa của lễ cúng động thổ.


Xuất phát từ quan niệm duy tâm cho rằng trên mảnh đất , công trình sắp được xây dựng là nơi cư ngụ của những người đã khuất, hoặc có thể trước kia là nơi thờ cúng, chùa, mếu,…

Còn người Việt Nam tin rằng: nơi ở, cửa hàng, công ty làm ăn đều có công thần, địa thổ coi giữ. Vì vậy, mỗi khi có việc động đến đất đai nhà cửa, cửa hàng…. Như đào móng, sửa chữa nhà cửa, đổ sàn,…. Cần phải có lễ cúng để trình báo về việc sắp xây dựng công trình trên mảnh đất đó , mong các vong linh cự ngụ tại đó vui vẻ dời đi nơi khác để việc thi công được gặp thuận lợi. Ngoài ra, để báo với các vị thổ địa, thần hòang trong khu vực đó, xin các vị phù hộ, độ trì cho mọi việc suôn sẻ, may mắn.



Xây dựng nhà cửa là việc quan trọng đối với mỗi con người. Ngôi nhà hợp với tuổi của gia chủ sẽ có thể giúp gia chủ gặp nhiều may mắn trong cuộc sống cũng như thuận lợi trong công việc. Trong  trường hợp người làm nhà muốn xây nhà nhưng không hợp tuổi, có thể mượn tuổi của người khác trong dòng họ: anh, em, cha, mẹ,…đứng ra động thổ xây nhà. Trong lúc làm lễ động thổ, gia chủ nên tránh mặt. Nếu có đổ mái tầng 1, tầng 2,.. cất nóc, thì người được mượn tuổi vẫn tiếp tục đứng dân hương, khấn lễ, gia chủ cũng phải tránh mặt lúc làm lễ.

Do đó khi muốn động thổ xây dựng cần tuân thủ các quy định về:

-          Chọn giờ, ngày tốt.
-          Sắm lễ vật cúng động thổ.
-          Đọc văn khấn động thổ xin làm nhà, công trình trên khu đất đó.


Khi làm lễ cúng động thổ, gia chủ cần chuẩn bị các vật phẩm: 1 bộ tam sên đã luộc (3 con tôm/1 con cua, 1 miếng thịt, 1 quả trứng), 1 con gà (heo quay con tùy điều kiện gia chủ), xôi, chè, muối gạo, trà rượu nước, giấy cúng  (giấy thổ thần đất đai, tiền vàng, có thể có thêm quần áo, mũ hài, ngựa ngủ sắc,…), hoa quả, trầu cau… Mỗi vùng miền, cũng như sự tin tưởng của mọi người mà có cách cúng động thổ khác nhau nhưng đều bắt buộc phải có những lễ vật cơ bản: con gà, hoa quả, giấy cúng, nhang đèn.

Chuẩn bị lễ cúng động thổ


Gia chủ sắp đồ lễ cúng lên 1 cái bàn hoặc mâm nhỏ để giữa khu đất sẽ đào móng. Các vật phẩm trên bàn sắp theo quy luật “Đông bình Tây quả” nghĩa là hoa đặt bên phía tay phải, trái cây đặt bên trái. Gia chủ vái tám hướng rồi quay về bàn lễ vật khấn. Tiếp theo là nhà thầu cũng thắp nhang và khấn giống như gia chủ, bên cạnh đó khấn thêm Tổ nghề xây dựng (Lổ Ban) cầu mong cho việc xây dựng tiến hành suôn sẻ.

Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy Quan Đương niên.
- Con kính lạy các Tôn phần bản xứ.
Tín chủ (chúng) con là:…………….
Ngụ tại:……………………
Hôm nay là ngày… tháng….năm….. tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén hương, dâng lên trước án, có lời thưa rằng: Hôm nay tín chủ con khởi công xây dựng nhà…. (nếu cất nóc thì đọc là cất nóc, nếu sửa chữa thì đọc là sửa chữa, nếu chuyển nhà thị đọc là chuyển nhà) tại đây để làm nơi cư ngụ cho gia đình con cháu. Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần linh, cúi mong soi xét và cho phép được động thổ (hoặc cất nóc). Tín chủ con lòng thành dâng lễ vật lên trước án thành tâm kính mời: ngài Kim Niên Đường Thái tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài định phúc Táo quân, các ngài Địa chúa Long Mạch Tôn thần và tất cả các vị Thần linh cai quản trong khu vực này.
Cúi xin các Ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con được vạn sự tốt lành, công việc hanh thông, Chủ thợ được bình an, ngày tháng hưởng phần lợi lạc, âm phù dương trợ, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm. Tín chủ lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ và các vị Hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc, phảng phất quanh khu vực này, xin mời các vị tới đây thụ hưởng vật, phù trì tín chủ, cũng như chủ thợ đôi bên khiến cho an lạc, công việc chóng thành, muôn sự như ý.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!

Sau khi thủ tục hoàn tất, hương gần tàn (còn lại 1/3).  Gia chủ đốt giấy tiền vàng, rải muối gạo, đổ nước rượu ra công trình,.. Sau đó chính tay cuốc những cuốc đất đầu tiên vào chỗ đào móng hay đặt viên gạch đầu tiên để khởi công  và viên gạch này phải để đúng vị trí, không được di chuyển trong quá trình thi công. Sau đó nhà thầu mới cho thợ thực hiện công việc.

Là lễ cúng quan trọng nên gia chủ phải thực hiện đúng và đầy đủ các lễ nghi, cầu mong cho thuận lợi cho mọi điều sau này.

Nếu quý khách không có thời gian chuẩn bị hoặc có vấn đề chưa rõ hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn  

( 0969 69 59 19 Ms Khương
CÔNG TY CP DV ĐỒ CÚNG TÂM LINH
Website: dichvudocung.com - docungtamlinh.com.vn

Rằm tháng bảy cúng như thế nào? Hướng dẫn cách cúng Rằm tháng bảy


Rằm tháng bảy cúng như thế nào? Hướng dẫn cách cúng Rằm tháng bảy

Hàng năm cứ vào độ trăng tròn tháng Bảy âm lịch, người dân và Phật tử Việt Nam lại lên chùa dự lễ Vu Lan báo hiếu, nhớ đến công ơn của bác mẹ, ông bà, tiên sư đã khuất… Về tại tư gia, các gia đình cũng thắp hương hoài tưởng đến người thân và mâm lễ cúng cho những hồn chưa được siêu thoát.

Trong dịp lễ Vu Lan, người dân nói chung và bà con Phật tử ngoài việc lên chùa cài hoả hồng, tụng kinh cầu siêu, cúng dường trai tăng… còn thiết mâm lễ cúng cho những linh hồn chưa được siêu thoát (còn gọi là lễ xá tội vong nhân).



Khóa lễ xá tội vong nhân nhằm giúp những người đã mất được dung tha mọi lỗi lầm. Đây cũng là dịp để cho những linh hồn có tội ân hận, cải hối. Ngày này dân gian còn gọi một cách nôm na là ngày cúng cô hồn.

Lễ cúng cô hồn khác với lễ Vu Lan dù được thực hành trong cùng ngày rằm tháng bảy. Một đằng là để cầu siêu cho cha mẹ nhiều đời được siêu thăng, một đằng là để thí thức ăn cho những hồn chưa được siêu thăng, những hồn không nơi lời tựa, không người cúng kiếng.

Để người dân thực hiện việc cúng lễ rằm tháng bảy thế nào đúng đắn nhất, cố Đại lão Hòa thượng Thích Thanh Tứ đã từng dạy rằng: “Ngày Rằm tháng 7 không phải ở chỗ mâm cao cỗ đầy, mà ở thái độ và lương tâm của mỗi người.

Trong ngày này, các gia đình nên lên chùa làm lễ Vu Lan, cầu siêu tỏ lòng báo hiếu đến bác mẹ, ông bà, tiên nhân… vào ban ngày, sau đó về nhà làm một mâm cơm chay thắp hương lên bàn độc Phật và bàn độc người thân.

Riêng việc thiết lập mâm lễ cúng cho những cô hồn chưa siêu thăng thì nên thực hành vào buổi chiều tối. Mâm lễ cúng cô hồn nên đặt ngoài sân, không đặt ngoài bậu cửa. Nếu không muốn cúng cô hồn tại nhà có thể cúng tại chùa.”

Việc cúng Vu Lan báo hiếu tại tư gia nên thực hành theo các khóa lễ sau: cúng Phật, cúng ngu, cúng gia tiên, cúng thí thực cô hồn và phóng sinh.

Xem thêm: Nhận đặt mâm cúng cô hồn tháng 7 trọn gói giao hàng miễn phí tận nơi

Cúng Phật

Vào ngày rằm tháng Bảy, sắp một mâm cơm chay hoặc đơn giản hơn là mâm ngũ quả để cúng Phật tại nhà. Khi cúng, tốt nhất là đọc một khoá kinh – Kinh Vu Lan – để hiểu rõ về ngày Báo hiếu, hồi hướng công đức cho những người thân trong quá khứ được siêu sinh.

Cúng thần linh, gia tiên

Một số người Việt Nam tin rằng mỗi năm, cứ đến tháng 6-7 âm lịch là vào vụ thu hoạch mùa màng. Để công việc được may mắn, không gặp trắc trở, người dân thường cầu xin thần linh, thổ địa… bắt giam những yêu ma, oan hồn lại cho khỏi quấy nhiễu.
Đến đúng ngày 15/7, mọi việc phải được hoàn tất, đó cũng là lúc “ông thần tha ma, chủ nhà tha thợ cấy”, “mở cửa ngục xá tội vong nhân”. Vào ngày này, người ta thường làm một lễ cúng tạ ơn các thần linh, và một mâm tưởng nhớ ông bà tổ tiên để cầu nguyện cho các vong hồn siêu thoát và cầu bình an cho gia đình. Vì vậy nên đa phần các gia đình thường cúng cơm mặn, nhưng theo giáo lý nhà Phật việc cúng chay tốt hơn.

Văn khấn cúng thần linh tại gia rằm tháng 7

Nam mô A Di Đà Phật
Kính lạy: Ngài Kim niên Đương cai Thái tuế Chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân và chư vị thần linh cai quản xứ này.
Hôm nay là ngày rằm tháng 7 năm ….

Tín chủ chúng con tên là: … ngụ tại nhà số …., đường …., phường (xã) …., quận (huyện) …, tỉnh (thành phố) …. thành tâm sắm sửa hương hoa, lễ vật và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.
Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim niên Đương cai Thái tuế Chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân và tất cả các vị thần linh cai quản trong khu vực này. Cúi xin các ngài giáng lâm án tọa, soi xét chứng giám.
Nay gặp tiết Vu Lan, ngày vong nhân được xá tội, chúng con đội ơn Tam bảo, Phật trời phù hộ, thần linh các đấng chở che, công đức lớn lao nay không biết lấy gì đền đáp.
Do vậy, chúng con kính dâng lễ bạc, bày tỏ lòng thành, nguyện xin nạp thọ, phù hộ độ trì cho chúng con và cả gia đình chúng con, người người khỏe mạnh, già trẻ bình an hương về chính đạo, lộc tài vương tiến, gia đạo hưng long.
Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

Văn khấn Tổ tiên ngày rằm tháng 7

Nam mô A Di Đà Phật
Kính lạy Tổ tiên nội ngoại họ … và chư vị hương linh.
Hôm nay là rằm tháng bảy năm …. (Nhâm Thìn – 2012)
Gặp tiết Vu Lan vào dịp Trung nguyên, nhớ đến Tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã sinh thành ra chúng con, gây dựng cơ nghiệp, xây đắp nền nhân, khiến nay chúng con được hưởng âm đức. Vi vậy cho nên nghĩ, đức cù lao không báo, cảm công trời biển khó đền. Chúng con sửa sang lễ vật, hương hoa kim ngân và các thứ lễ bày dâng trước án linh tọa.
Chúng con thành tâm kính mời: Các cụ Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Bá thúc đệ huynh, cô dì tỷ muội và tất cả hương hồn trong nội tộc, ngoại tộc của họ … (Nguyễn, Lê, Trần …)
Cúi xin thương xót con cháu, linh thiêng giáng lâm linh sàng chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho con cháu khỏe mạnh, bình an, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, hướng về chính đạo.
Tín chủ lại mời: các vị vong linh y thảo phụ mộc, phảng phất ở đất này, nhân lễ Vu Lan giáng lâm linh tọa, chiêm ngưỡng tôn thần, hâm hưởng lễ vật, độ cho tín chủ muôn sự bình an, sở cầu như ý.
Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

Cúng thí thực cô hồn (hay còn gọi cúng chúng sinh – theo Phật giáo miền Bắc) tại nhà:

Ngoài việc cúng Phật, cúng thần linh và cầu siêu cho gia tiên, người Việt còn có lễ cúng bố thí cho các cô hồn khi tại thế thất cơ lỡ vận, không nơi nương tựa và chịu nhiều oan trái trong xã hội…
Thời gian: Có thể cúng từ ngày mùng 1 đến 15 tháng 7 (âm lịch).
Sắm lễ:
– Tiền vàng từ 15 lễ trở lên, quần áo chúng sinh từ 20 đến 50 bộ.
– Tiền chúng sinh (tiền trinh), hoa, quả 5 loại 5 mầu (ngũ sắc).
– Bỏng ngô, khoai lang luộc, ngô luộc, sắn luộc.
– Kẹo bánh. Tiền mặt (tiền thật, các loại mệnh giá).
– Nếu cúng thêm cháo thì thêm mâm gạo muối (5 bát, 5 đôi đũa hoặc thìa)
Chú ý: Không cúng xôi, gà. Khi rải tiền vàng ra mâm, để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3-5-7 cây hương. Bày lễ và cúng ngoài trời.
Có thể đọc bài văn khấn dưới đây hoặc tụng Nghi thức cúng thí thực cô hồn (cúng chúng sinh) trong Kinh Nhật tụng.

Văn khấn cúng cô hồn rằm tháng 7

Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con lạy Đức Phật Di Đà.
Con lạy Bồ Tát Quan Âm.
Con lạy Táo Phủ Thần quân Phúc đức chính thần.
Tiết tháng 7 sắp thu phân
Ngày rằm xá tội vong nhân hải hà
Âm cung mở cửa ngục ra
Vong linh không cửa không nhà
Đại Thánh Khảo giáo A Nan Đà Tôn giả
Tiếp chúng sinh không mả, không mồ bốn phương
Gốc cây xó chợ đầu đường
Không nơi nương tựa đêm ngày lang thang
Quanh năm đói rét cơ hàn
Không manh áo mỏng, che làn heo may
Cô hồn nam bắc đông tây
Trẻ già trai gái về đây họp đoàn
Dù rằng: chết uổng, chết oan
Chết vì nghiện hút chết tham làm giàu
Chết tai nạn, chết ốm đâu
Chết đâm chết chém chết đánh nhau tiền tình
Chết bom đạn, chết đao binh
Chết vì chó dại, chết đuối, chết vì sinh sản giống nòi
Chết vì sét đánh giữa trời
Nay nghe tín chủ thỉnh mời
Lai lâm nhận hưởng mọi lời trước sau
Cơm canh cháo nẻ trầu cau
Tiền vàng quần áo đủ màu đỏ xanh
Gạo muối quả thực hoa đăng
Mang theo một chút để dành ngày mai
Phù hộ tín chủ lộc tài
An khang thịnh vượng hoà hài gia trung
Nhớ ngày xá tội vong nhân
Lại về tín chủ thành tâm thỉnh mời
Bây giờ nhận hưởng xong rồi
Dắt nhau già trẻ về nơi âm phần
Tín chủ thiêu hoá kim ngân
Cùng với quần áo đã được phân chia
Kính cáo Tôn thần
Chứng minh công đức
Cho tín chủ con
Tên là:………………………………
Vợ/Chồng:………………………….
Con trai:……………………………
Con gái:…………………………….
Ngụ tại:……………………………..
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!

Cúng phóng sinh rằm tháng 7

Có thể phóng sinh chim, cá, tôm, cua v.v, tuyệt đối không phóng sinh rùa tai đỏ vì hủy hoại môi trường. Việc phóng sinh này tùy theo tín tâm và điều kiện của mỗi gia đình Phật tử, không bắt buộc.
Văn khấn cúng phóng sinh
Chúng sanh nay có bấy nhiêu
lắng tai nghe lấy những lời dạy răn
các ngươi trước lòng trần tục lắm
nên đời nay chìm đắm sông mê
tối tăm chẳng biết làm lành
gây bao tội ác, lạc vào trầm luân
do vì đời trước ác tâm
nên nay chịu quả khổ đau vô cùng
mang, lông, mai, vẩy, đội sừng
da trơn, nhám, láng, các loài súc sanh
do vì ghen ghét, tham sân
do vì lợi dưỡng hại người làm vui
do vì gây oán chuốc thù
do vì hại vật, hại sanh thoả lòng
do vì chia cách, giam cầm
do vì đâm thọc chịu bao khổ hình
cầu xin Phật lực từ bi
lại nhờ Phật tử mở lòng xót thương
nay nhờ Tăng chúng hộ trì
kết duyên Tam bảo thoát vòng khổ đau
hoặc sanh lên các cõi trời
hoặc liền thức tỉnh về nơi cõi lành
hoặc sanh lên được làm người
biết phân thiện ác, tránh điều lầm mê…
Chúng sanh quy y Phật
Chúng sanh Quy y Pháp
Chúng sanh Quy y Tăng…
Úm, ngâm ngâm ngâm (3 lần).

( 0969 69 59 19 Ms Khương
CÔNG TY CP DV ĐỒ CÚNG TÂM LINH

Cúng đầy tháng bé trai | Nhận đặt mâm cúng đầy tháng bé trai trọn gói

Cúng Đầy Tháng - Mua lễ vật cúng đầy tháng đầy đủ nhất

Dịch Vụ Cúng Đầy Tháng trọn gói 

- Cúng kính là việc làm mang đậm hình thức tín ngưỡng nhưng cũng là một nét đẹp văn hóa của dân tộc ta xưa nay. Cúng đơm lẻ,cúng đầy tháng, thôi nôi không chỉ đánh dấu sự hình thành và ra đời một con người là thành viên của gia đình, xã hội mà còn thể hiện niềm mong ước những điều tốt đẹp nhất Ba Mẹ muốn dành cho đứa con yêu quý của mình. 

- Theoquan niệm dân gian của cộng đồng người Việt, đứa trẻ được sinh ra là do các vị Đại Tiên (Bà Chúa đầu thai) và Tiên Mụ mà trực tiếp là 12 bộ Tiên Nương (12 BàMụ) nặn ra ban cho. 

- Vì thế, một mâm lễ cúng đầy tháng được chuẩn bị chu đáo là để cảm ơn các vị Đại Tiên cùng với mong muốn lòng thành được chứng giám. Mong các Đại Tiên thụ hưởng lễ vật và luôn bên cạnh phù hộ, che chở cho Cháu được ăn ngon, ngủ yên, vô bệnh vô tật, bình yên và hạnh phúc. 

Báo Giá DV Cúng Đầy Tháng trọn gói

Cúng đầy tháng

Cúng đầy tháng

Cúng đầy tháng

Cúng đầy tháng

Cúng đầy tháng

Cúng đầy tháng

Cúng đầy tháng

Cúng đầy tháng

Cúng đầy tháng





Cúng đầy tháng bé trai. Hình ảnh mâm cúng đầy tháng bé trai



Cúng đầy tháng bé trai. Hình ảnh mâm cúng đầy tháng bé trai

Cúng đầy tháng bé trai | Hướng dẫn làm mâm cúng đầy tháng

Nghi lễ cúng đầy tháng cho bé trai đã có truyền thống lâu đời trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Lễ cúng đầy tháng bé trai là một trong những nghi lễ quan trọng trong suốt quá trình hình thành, phát trển của một đời người. Nghi lễ là dịp để gia đình cảm tạ ơn trên đã giúp bé khỏe mạnh. Ngoài ra, mọi người trong đại gia đình cũng gửi những lời chúc, cầu mong những điều tốt đẹp nhất cho bé trai.

1. Mâm cúng đầy tháng


Mâm cúng đầy tháng bé trai
Lễ vật cúng đầy tháng bé trai, gia đình bạn có thể tự chế biến hoặc đặt mua trọn gói ở Dịch Vụ Đồ Cúng Trọn Gói - CÔNG TY CP DV ĐỒ CÚNG TÂM LINH để đặt trọn gói.

Ngoài việc chuẩn bị đồ cúng cho bàn thờ Phật, gia tiên, ông địa… thì lễ vật cúng đầy tháng cho bé trai bao gồm: 

Trái cây 
Hoa Cát Tường
Nhang trầm 30
Đèn cầy
Gạo hủ
Muối hủ
Giấy cúng Đầy tháng
Trà gói
Rượu nếp Hà Nội 420ml
Nước chai 330ml
Trầu têm cánh phượng
Chè
Xôi 
Cháo trắng
Bánh kẹo
Chè
Xôi
Cháo trắng
Gà luộc
Heo quay miếng
Bánh hỏi

Cúng đầy tháng bé trai thì Đĩa xôi, miếng trầu, đôi hài, váy áo, nén vàng đều phải giống nhau, 12 món kích thước như nhau và có một cái to hơn. Ngoài ra, mâm cúng còn có thêm chén, muỗng, đũa và nhất nhiết phải có đôi đũa hoa vì Bà Chúa rất thích đôi đũa này. Mâm cúng như chè, xôi, trầu, đôi hài, nén vàng, váy áo phải đủ 13 món.

2. Nghi thức cúng đầy tháng bé trai




























Gia đình sắp xếp mâm cúng ở trong nhà, mọi người đã đến đông đủ thì chủ nhà hoặc người cúng bắt đầu nghi lễ thường thường là sáng sớm hoặc buổi chiều.

Người cúng trịnh trọng khấn “Hôm nay, cháu bé tròn 1 tháng tuổi, gia đình chúng tôi bày mâm lễ vật này, cung thỉnh thập nhị mụ bà và tam đức ông trước về chứng minh nhận lễ, sau tiếp tục phù trợ cho cháu mạnh tay, mạnh chân, mau lớn, hiền, ngoan, phù trợ cho gia đình an vui, hạnh phúc.”

2. Nghi thức khai hoa (cúng đầy tháng cho bé trai)



Gia đình cho con nằm ở giữa bàn, người lớn trong họ sẽ thắp hương và bắt đầu mở lời xin phép khai hoa. Người chủ lễ sẽ bồng con trai trên tay, đồng thời cầm một cành hoa quơ qua quơ lại miệng con và đọc:


“ Mở miệng ra cho có bông, có hoa,


Mở miệng ra cho kẻ thương, người nhớ,


Mở miệng ra cho có bạc, có tiền,


Mở miệng ra cho xóm giềng quý mến…”


Đó là những lời chúc tốt lành gửi gắm vào đứa trẻ về một cuộc sống phía trước đầy niềm vui, hạnh phúc, may mắn, bình an, giàu có…





Nghi thức đặt tên hay còn gọi Xin Keo là cách để người chủ xin ý kiến bề trên về cái tên định đặt cho con trai của mình. Bố mẹ và gai đình hầu hết muốn đặt tên cho con trai vừa có ý nghĩa vừa gửi gắm ước mơ về con sau này như: Đức, Tiến, Trung, Phát…vừa mạnh mẽ vừa dễ gọi.

Chủ lễ sẽ dùng 2 đồng tiền cổ bằng bạc gieo vào 1 chiếc đĩa sâu lòng. Chủ lễ gieo 2 đồng tiền nếu 1 úp, 1 ngửa nghĩa là cái tên đinh đặt cho con đã được tổ tiên chấp nhận. Nếu 2 mặt đều úp hoặc ngửa, chủ nhà phải làm lại và tuân thủ quy tắc quá tam ba bận, sau ba lần không được thì chọn tên khác cho con trai.

Chủ lễ sau khi khấn xong thì mọi người trong gia đình, họ hàng ăn uống sum vầy và gửi những lời chúc tốt đẹp, may mắn, lì xì cho con trai để hoàn tất tiệc đầy tháng cho bé trai.


Cúng đầy tháng theo lịch âm hay dương

 Văn hóa truyền thống người Việt Nam xưa đến nay rất coi trọng những ngày lễ kỉ niệm quan trọng của mỗi đời người. Đám tang, ma chay, cưới hỏi, làm nhà, dựng vợ, gả chồng cho đến lễ đầy tháng, thôi nôi. Đó cũng là những bước đi quan trọng nhất trong mỗi con người từ khi sinh ra đến khi trở về với cát bụi.


Trong đó lễ đầy tháng cho con trai và con gái trong gia đình là một trong những sự kiện trọng đại ghi nhận sự phát triển và khôn lớn của đứa trẻ. Đó cũng là dịp để mọi thành viên trong gia đình gửi gắm ước muốn tốt đẹp của thế hệ trước đối với thế hệ con cháu của mình. Việc cúng đầy tháng cho bé đúng cách cũng là một bài toán không đơn giản đối với những người làm mẹ.




 

1. Cách cúng đầy tháng cho bé: Thời gian tính đầy tháng cho con

Việc tổ chức đầy tháng cho trẻ nhằm tạ ơn Mụ Bà không chỉ tạo ra đứa trẻ mà còn là để trình vói họ hàng hai bên gia đình về đứa cháu sau một tháng ra đời. Theo quan niệm dân gian người Việt Nam có câu “ Trên bà chúa Thiên Thai dưới 12 bà Mụ” để chỉ tục làm đầy tháng tức là cũng cho bà chúa trông coi toàn diện và 12 bà Mụ có công nặn ra đứa trẻ, mỗi bà Mụ đảm nhận một chức năng riêng… mỗi nơi có một cách cúng khác nhau và thay đổi dần theo cuộc sống hiện đại. Trong dân gian những đứa trẻ sau khi sinh sẽ ở trong nhà, nhiều người không tiếp xúc không nhìn thấy đứa trẻ vì sợ dính phong long. Dịp đầy tháng chính là cách thông báo rõ ràng nhất với mọi người về sự xuất hiện thành viên mới trong gia đình.
Theo phong tục ông bà ta từ xưa đến nay thì cúng đầy tháng theo âm lịch. Vì Việt Nam là nước văn minh lúa nước, chủ yếu sống bằng nông nghiệp, cách tính thời gian mùa màng theo mặt trăng, vì vậy mọi lễ hội, tết, cúng bái đều lấy âm lịch làm chuẩn. Nhưng ngày nay trong thời đại hội nhập toàn hóa cầu thì dương lịch được sử dụng rộng rãi hằng ngày, ngày sinh nhật của bé cũng được tính theo dương lịch. Do vậy để dễ nhớ thì đầy tháng, thôi nôi của bé có thể tổ chức theo dương lịch. Tóm lại cúng đầy tháng theo lịch âm hay dương đều được, miễn sao cho thuận tiện, dễ nhớ.

Cách tính ngày Đầy tháng cho con sao cho chính xác nhất?
Ngày đầy tháng được tính theo nguyên tắc “gái sụt hai, trai sụt một”, Ví dụ như bé gái sinh ngày 19 tháng 2 âm lịch thì tổ chức đầy tháng vào ngày 17 tháng 2 âm lịch, còn nếu bé trai sinh ngày 19 tháng 2 âm lịch thì đầy tháng vào ngày 18 tháng 2 âm lịch.

2. Cách cúng đầy tháng cho bé: Lễ vật cúng đầy tháng

Lễ vật phải làm đủ 13 chén bởi vì từ khi trẻ hình thành đế khi sinh ra được 12 bà Mụ và 1 bà Chúa chăm sóc bao gồm 12 chén chè nhỏ, 12 dĩa xôi nhỏ, 12 chén cháo nhỏ, và 1 xôi lớn, 1 chè lớn, 1 cháo lớn.

3. Cách cúng đầy tháng cho bé: Nghi thức cúng đầy tháng cho con

Người thực hiện là người trưởng tộc hoặc người biết thực hành nghi lẽ, thắp ba nén nhang khấn nguyện:
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ tát
–   Con lạy Đệ nhất Thiên tỷ đại tiên chúa
–   Con kính lạy Đệ nhị Thiên đế đại tiên chúa
–   Con kính lạy Đệ tam Thiên Mụ đại tiên chúa
–    Con kính lạy Tam thập lục cung chư vị Tiên Nương
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm ……
Vợ chồng con là …………………………………………………………………………………………. sinh được con (trai, gái) đặt tên là ………………………………………………………………………..
Chúng con ngụ tại ………………………………………………………………………………………..
Nay nhân ngày đầy tháng chúng con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bày lên trước án, trước bàn toạ chư vị Tôn thần kính cẩn tâu trình:
 nhờ ơn thập phương chư Phật, chư vị Thánh hiền, chư vị Tiên Bà, các đấng Thần linh, Thổ công địa mạch, Thổ địa chính thần, Tiên tổ nội ngoại, cho con sinh ra cháu, tên ………………………….. sinh ngày ………………… được mẹ tròn, con vuông.
Cúi xin chư vị tiên Bà, chư vị Tôn thần giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật , phù hộ độ trì, vuốt ve che chở cho cháu được ăn ngon, ngủ yên, hay ăn chóng lớn, vô bệnh vô tật, vô ương, vô hạn, vô ách, phù hộ cho cháu bé được tươi đẹp, thông minh, sáng láng, thân mệnh bình yên, cường tráng, kiếp kiếp được hưởng vinh hoa phú quý. Gia đình con được phúc thọ an khang, nhân lành nảy nở, nghiệp dữ tiêu tan, bốn mùa không hạn ách nghĩ lo.
Xin thành tâm đỉnh lễ, cúi xin được chứng giám lòng thành.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!

4. Cách cúng đầy tháng cho bé: Nghi thức khai hoa

Nghi thức khai hoa hay còn gọi là nghi lễ “ bắt miếng”. Đứa trẻ được đặt ngay trên bàn giữa chủ lễ rót trà thắp hương xin phép bắt miếng. Xong bồng đứa trẻ một ay, tay kia cầm một nhánh hoa điệp ( có thể hoa khác ) vừa quơ qua, quơ lại trên miệng cháu bé vừa dạy:
“Mở miệng ra cho có bông, có hoa

Mở miệng ra cho kẻ thương, người nhớ,
Mở miệng ra cho có bạc, có tiền
Mở miệng ra cho xóm giềng quý mến…”

5. Cách cúng đầy tháng cho bé: Tục làm phép kết thúc thời gian ở cữ

Để thực hiện cần một cái nồi nước sôi để giữa nhà bỏ cây đinh nung đỏ vào cho khói bay ra, mẹ bồng con bước qua bước lại. Nếu là con trai thì bước 7 lần, nếu là con gái thì bước 9 lần. Sau lễ mẹ và con có thể đi xung quanh nhà được, không bị bạn chế các phòng trong gia đình cũng như người mẹ có thể đi ra ngoài đi chợ.
Lần đầu tiên đi chợi thì mua một bịch muối, gạo mở hàng và giả vờ làm rơi một ít tiền với mục đích cầu mong con sinh ra được cơm ngon áo ấm. Sau cùng khi gần hết một cây nhang, gia chủ rót trà, khấn vái cảm tạ ơn trên, mang vàng mã đi đốt vẩy rượu gạo, muối, mã não kết thúc nghi lễ. Mọi người cùng thu lộc chúc cho em bé mọi điều tốt lành và trao quà mừng cho bé.



Chat
1